Siêu khuyến mãi giảm giá sốc

Hạnh Phúc Cầm Tay

Thương hiệu: Thái Hà
Mã sản phẩm: 10406
Còn hàng
¥900 Giá cũ: ¥1,450 Rẻ hơn ¥550 so với thị trường
Thái Hà (Chính hãng)
compensation-icon FREE SHIPkhi mua từ ¥3999
compensation-icon Ship chỉ từ 1~3 ngày
compensation-icon Vô vàn ưu đãi khác tại cửa hàng

Hạnh Phúc Cầm Tay (Tái Bản 2018)

Cuộc sống quanh ta đầy màu nhiệm, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng

 

xuyên suốt không thể thay đổi. Một người sống trong chánh niệm, tâm an, sẽ khiến những người

 

xung quanh vui vẻ, an nhiên và thậm chí thay đổi cả xã hội.

 

“Tất cả chúng ta đều có hạt giống của niệm và định”

 

“Định làm phát sinh hỷ lạc” Định nguồn căn, có định con người sẽ cảm thấy đang thực sự sống chứ

 

không phải chỉ tồn tại. Cảm nhận cuộc đời tươi đẹp không qua đôi mắt mà qua hơi thở và tâm hồn.

 

Thiền sư Lâm Tế đã nói rằng: “Phép lạ là đi trên mặt đất mà không phải đi trên mặt nước hay đi trên

 

than hồng”. Tất cả những gì ta làm đều cốt yếu là để tâm an. Mỗi ngày, ta đì tìm tự do cho hạnh

 

phúc, hay hạnh phúc để được tự do?! Nếu cứ mải mê mắc kẹt trong quá khứ và lo buồn về tương lai,

 

hiện tại sẽ tự nhiên ngả màu héo úa.

 

Nghỉ ngơi là bước đầu tiên của thiền tập, và con đường ngắn nhất là thả lỏng và không gượng ép.

 

Sống là để không uổng phí một đời, sống trọn vẹn từng giây phút, thanh thản từng hành động.

 

Bước đi một cách thoải mái, an lạc, đi như không đi sẽ không thấy mệt mỏi. Sự cố gượng là không

 

cần thiết nếu ta hiểu được rằng mỗi bước đi là mỗi bước được tiếp xúc với cuộc đời và sự màu

 

nhiệm vô tận. Chạm vào đất Mẹ là nguồn căn của “Sám Pháp địa xúc”, người thường cũng có thể

 

thực hành khi bế tắc, lo sợ, Người nhẫn nại bảo hộ, che chở và cho ta lối thoát, mọi thứ tự khắc trở

 

nên nhẹ nhàng.

 

Cuốn sách tiếp tục với Năm uẩn trong một con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đều cần ta trị vì,

 

cai quản. Có chánh niệm sẽ nhận diện được tập khí khi chúng đang phát khởi và ngăn ngừa nó

 

hoành hành ta, quấy nhiễu giấc ngủ ta mỗi đêm. Cả những tri giác sai lầm vây bám lấy tâm trí ta,

 

cũng sẽ được loại bỏ.

 

Khép lại với Năm giới tân tu: Bảo vệ sự sống, Hạnh phúc chân thật, Tình thương đích thực, Lắng

 

nghe và ái ngữ, Nuôi dưỡng và trị liệu là năm phép thực tập chánh niệm, có khả năng xóa bỏ mọi

 

rào cản, kể cả hận thù và tuyệt vọng để ta bước đi trên con đường thanh thản, sống cuộc đời đáng

 

sống của ta.

 

Mục lục:

 

Phần I: Chánh niệm

 

Phần II: Giác ngộ

 

Phần III: Cản xúc và các mối quan hệ

 

Phần IV. An lạc

 

Trích đoạn:

 

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một em bé bị thương bên trong. Khi còn nhỏ tất cả chúng ta

 

đều trải qua những giai đoạn khó khăn và khổ đau nên mang theo trong lòng nhiều thương

 

tích. Để bảo vệ và phòng hộ cho chính mình, không muốn cho những khổ đau ấy xảy ra

 

trong tương lai, ta có khuynh hướng quên đi những khổ đau thời thơ ấu. Mỗi lần tiếp xúc với

 

những khổ đau như thế ta có cảm tưởng là ta không thể chịu nỗi và ta muốn nhận chìm

 

những cảm thọ, những ký ức này xuống dưới vùng vô thức. Và ta không dám đối diện với

 

em bé này đã nhiều năm rồi. Tuy nhiên, không phải vì ta không muốn để ý tới nó mà nó

 

không có. Đứa trẻ bị thương luôn luôn có đó, muốn sự chú ý của ta. Đứa bé lên tiếng: “Em

 

đây nè, em đây nè, chị không thể tránh em. Chị không thể chạy trốn em”. Chúng ta muốn

 

chấm dứt khổ đau bằng cách gởi em bé đó vào một nơi sâu kín nhất trong ta, càng sâu càng

 

tốt. Nhưng chạy trốn không có nghĩa là hết khổ mà chỉ là kéo dài nỗi khổ ra hơn. Ý thức

 

được là ta đã bỏ quên em bé bị thương, ta sẽ cảm thấy thương xót nó và bắt đầu chú ý tới nó,

 

chế tác năng lượng chánh niệm bằng cách ngồi thiền, đi thiền, thực tập hơi thở ý thức. Với

 

hơi thở và bước chân ý thức, ta có thể chế tác ra năng lượng chánh niệm và trở về với nguồn

 

tỉnh thức, tuệ giác trong mỗi tế bào cơ thể ta. Năng lượng chánh niệm sẽ ôm ấp, trị liệu ta và

 

trị liệu em bé bị thương trong ta. Chức năng đầu tiên của chánh niệm là nhận diện mà không

 

phải là đấu tranh. Ta có thể dừng lại bất cứ lúc nào và ý thức về em bé bên trong. Khi nhận

 

diện được em bé bị thương, điều đầu tiên ta cần làm là chào nó. Chỉ cần như vậy thôi. Có thể

 

đứa bé đó đang rất buồn. Nếu ý thức được điều đó, ta có thể thở vào và nói: “Thở vào tôi

 

biết là nỗi buồn đang có đó. Xin chào nỗi buồn. Thở ra, tôi sẽ chăm sóc em đàng hoàng”.

 

Khi nhận diện được em bé bị thương bên trong rồi thì chức năng thứ hai của chánh niệm là

 

ôm ấp nó. Sự thực tập này rất thú vị. Thay vì đấu tranh chống lại những cảm xúc, ta trở về

 

chăm sóc chúng đàng hoàng. Chánh niệm mang đến cho nó một người bạn, người bạn đó là

 

định. Nhận diện và ôm ấp em bé bên trong một cách nhẹ nhàng sẽ làm vơi đi nỗi khổ niềm

 

đau. Tuy những khó khăn còn đó nhưng ta sẽ không khổ đau nhiều nữa.

 

Sau khi nhận diện và ôm ấp em bé bên trong, chức năng thứ ba của chánh niệm là làm lắng

 

dịu và làm vơi đi nỗi khổ niềm đau. Ôm ấp em bé một cách nhẹ nhàng ta có thể làm lắng dịu

 

những cảm xúc khó chịu và ta bắt đầu thấy dễ chịu. Ôm ấp những cảm xúc mạnh bằng niệm

 

và định, ta sẽ có khả năng thấy được gốc rễ của những tâm hành này, biết được những nỗi

 

khổ niềm đau của ta từ đâu đến. Hiểu được gốc rễ của chúng thì khổ đau sẽ giảm bớt. Vì vậy

 

chánh niệm là nhận diện, ôm ấp và làm vơi nỗi khổ đau. Năng lượng chánh niệm chứa trong

 

nó năng lượng chánh định và tuệ giác. Định giúp ta tập trung vào một đối tượng. Sự tập

 

trung giúp cho cái thấy của ta trở nên rõ ràng và sáng tỏ, ta sẽ đạt được một tuệ giác. Tuệ

 

giác luôn có sức mạnh giải thoát. Nếu ta biết cách duy trì chánh niệm thì định lực sẽ phát

 

sinh. Nếu biết cách duy trì định lực thì tuệ giác cũng sẽ phát sinh. Năng lượng chánh niệm

 

có khả năng giúp ta nhìn sâu và đạt được tuệ giác, có tuệ giác thì ta sẽ chuyển hóa khổ đau

 

một cách dễ dàng.

Xem thêm Thu gọn
Nội dung đang cập nhật

Giỏ hàng