Combo Sách Giúp Bạn Hiểu và Chăm Sóc Tốt Hơn Sức Khỏe Chính Mình

Thương hiệu: iShite Mã sản phẩm: Đang cập nhật
¥2,500 ¥5,000
-50%
(Tiết kiệm: ¥2,500)

Combo Sách Giúp Bạn Hiểu và Chăm Sóc Tốt Hơn Sức Khỏe Chính Mình ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

  • Mua trực tiếp tại cửa hàng iShite Book Tokyo
  • Đặt sách online toàn Nhật Bản 2-4 ngày
  • Xem Tarot Online - Offline
  • Đơn sách trên 20000yen được xem Tarot miễn phí 30 phút

NHẬP MÃ: ISJ300

Bạn sẽ được giảm 300Yen cho đơn hàng từ 8000
Điều kiện
- Giá trị đơn hàng tối thiểu ¥8000.
- Mỗi khách hàng được sử dụng tối đa 1 lần.

NHẬP MÃ: ISJ500

Bạn sẽ được giảm 500yen cho đơn hàng từ ¥10000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥10.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.

NHẬP MÃ: ISJ1000

Bạn sẽ được giảm 1000yen cho đơn hàng từ ¥18.000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥18.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.
  • Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
    Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
  • Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
    Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
  • Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
    Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
Phương thức thanh toán

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng

Từ cuối thế kỷ trước cho tới thế kỷ này, rất nhiều khái niệm quan trọng của cuộc sống đã được đưa vào lĩnh vực sinh lý học. Trong số đó phải kể đến thuật ngữ môi trường bên trong (milieu interne) được Claude Bernard đưa ra và cân bằng nội môi (homeostasis) được Walter Cannon giới thiệu. Trong cuốn Chức năng cơ thể người (Function of the Human Body) của Guyton, có đoạn viết: “Claude Bernard là nhà sinh lý học vĩ đại thế kỷ mười chín. Ông là người đề xướng rất nhiều tư tưởng sinh lý học hiện đại và đã dùng thuật ngữ milieu interne, nghĩa là ‘môi trường bên trong’, để chỉ các chất dịch bao quanh tế bào.

Còn Walter Cannon, một nhà sinh lý học vĩ đại khác của nửa đầu thế kỷ 20, đã gọi việc duy trì trạng trái ổn định của các chất dịch này là homeostasis”. Để cân bằng nội môi, cơ thể phải duy trì rất nhiều điều kiện ổn định, bao gồm:

1. Nhiệt độ cơ thể (98,6oF hay 37oC)

2. Độ axit hoặc kiềm (pH) của các chất dịch trong cơ thể (thể dịch) 

3. Nồng độ của một số hóa chất nhất định hòa tan trong thể dịch

4. Nồng độ đường (glucose) trong máu

5. Tổng lượng thể dịch

6. Nồng độ oxy (O2) và các-bo-níc (CO2) trong máu

7. Tổng lượng máu …

Tiến sĩ Cannon đã nhận ra tầm quan trọng của sự cân bằng axit và kiềm trong thể dịch, đặc biệt là trong máu. Mặc dù y học phương Tây và môn sinh lý học đã phát triển giả thuyết cơ thể con người muốn duy trì sự cân bằng axit-kiềm trong máu thì nên giữ cho máu hơi thiên một chút về tính kiềm, song giả thuyết này vẫn chưa được phát triển sâu thêm ở lĩnh vực dinh dưỡng học.

Trong cùng khoảng thời gian đó, tại Nhật Bản có một vị bác sĩ nổi tiếng, đồng thời là giáo sư của Đại học Osaka – tiến sĩ Katase – đã dành toàn bộ cuộc đời mình để nghiên cứu về canxi: chức năng sinh lý học của nó trong chế độ ăn và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người. Ông nghiên cứu môn sinh lý học với mục tiêu phục vụ sức khỏe con người và một trong các kết luận của ông trùng hợp với kết luận của tiến sĩ Cannon. Tuy nhiên, tiến sĩ Katase quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe chứ không chỉ là sinh lý học thuần túy. Do đó, ông đã nghiên cứu mối tương quan giữa sự cân bằng axit-kiềm với thực phẩm. Ông cũng giới thiệu nhiều thực phẩm chứa canxi có tính kiềm cao.

Sớm hơn một chút so với tiến sĩ Katase, một vị bác sĩ quân y tại Nhật Bản tên là Sagen Ishizuka, sau 28 năm kinh nghiệm và nghiên cứu, đã kết luận rằng trong thể dịch của chúng ta có hai nguyên tố có tính kiềm giữ chức năng rất quan trọng đối với sức khoẻ. Theo ông, hai nguyên tố kiềm này quyết định đặc tính của thực phẩm và tương tự, quyết định đặc tính của người ăn những thực phẩm ấy. Hai nguyên tố đó là kali (potassium) và natri (sodium).

Một học trò của Ishizuka là George Oshawa đã tự chữa được căn bệnh “không thể chữa khỏi” của mình nhờ chế độ ăn do ông đề xuất. Người này sau đó phát triển sâu hơn nữa giả thuyết của Ishizuka và đặt tên là “chế độ ăn macrobiotic” (chế độ ăn thực dưỡng – trong tiếng Hi Lạp macro có nghĩa là lớn hoặc lâu dài còn bio nghĩa là cuộc sống). Oshawa đã “phương Đông hoá” khái niệm axit và kiềm bằng cách đặt cho chúng một tên gọi mới: âm và dương – hai khái niệm cơ bản và phổ biến nhất của triết lý phương Đông.

Trong các nghiên cứu của mình, tôi nhận ra chúng ta có thể tổ chức thực phẩm rất tốt nếu phân loại chúng theo hai cặp khái niệm cơ bản: axit/kiềm và âm/dương. Trong cuốn sách này, tôi cố gắng hợp nhất hai khái niệm axit/kiềm của phương Tây và  âm/dương của phương Đông, bởi việc kết hợp nhuần nhuyễn hai khái niệm này sẽ mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về ung thư khi sử dụng hai cặp khái niệm trên để lý giải và từ đó sẽ tìm ra chế-độ-ăn-chữa-ung-thư tối ưu hơn. Không chỉ mang đến lợi ích về sức khoẻ, khái niệm âm/dương còn mở ra trước mắt người phương Tây rất nhiều lĩnh vực tư duy rộng lớn của phương Đông và nhờ đó có được một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống cả trên phương diện tâm lý và tinh thần. Tương tự, khái niệm axit/kiềm giúp người phương Đông hiểu hơn về cuộc sống và được chỉ dẫn tốt hơn về sức khoẻ. Cuốn sách này được viết với tâm niệm về tất cả những lợi ích ấy.

Tag:HERMAN AIHARA

2. Làm Sạch Mạch Và Máu

Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người tự hỏi: Liệu có phương cách nào giúp chúng ta tránh được những căn bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng, không chỉ ở những người cao tuổi, mà ngay cả những người còn trẻ – đang độ tuổi cống hiến nhiều nhất? Thủ phạm của các căn bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, liệt nửa người, thậm chí chết “bất đắc kỳ tử”… là gì?  Nishi Katsuzo trả lời trong tập sách Làm sạch mạch và máu qua các phần như Tuần hoàn máu bình thường – dòng sông của sự sống, Sức khỏe của cột sống – sức khỏe của các mạch, Thở đúng nghĩa là gì? Dinh dưỡng để đẩy mạnh hoạt động của não, Học cách để trở thành người hạnh phúc v.v… Ở đây, tác giả nhấn mạnh đến yếu tố vận động, Bởi trong tự nhiên diễn ra sự chuyển động thường xuyên của năng lượng, sự chuyển động thường xuyên của các lực sống. Do đó, đừng bao giờ phá hủy một trong những quy luật chủ yếu của tự nhiên: quy luật vận động. Khi ai đó bắt bản thân mình bất động – và cũng có nghĩa là bị bệnh. Khi bị bệnh có phải nhất thiết phải dùng thuốc? Nishi Katsuzo lập luận: “Thuốc không phải là chất sống động, không là vốn có của cơ thể từ tự nhiên. Nếu bạn xem xét một cách cẩn trọng viên thuốc bạn sẽ không thấy trong đấy có cái gì là sự sống cả. Trong đó không hề có những rung động sống, không có những bước sóng phát ra từ năng lượng sống, không hề có sự tỏa sáng bên trong đặc biệt nào do sự sống tỏa ra”. Với quan điệm này, tác giả cho rằng: “Chúng ta không bóp chết bệnh bằng thuốc – tốt nhất chúng ta tự lắng nghe tiếng nói của nó, lắng nghe tín hiệu báo động phát ra từ đó, tín hiệu đưa đến cho chúng ta lực chữa lành bệnh của cơ thể đặc biệt của chúng ta. Chính bởi lực chữa lành bệnh nói rằng: hãy làm cho sự sống quay trở lại tại nơi nó đã bị hoại tử. Hãy làm cho lực và năng lượng quay trở lại ở nơi nó đã trở nên bất động!”. Nói cách khác, chữa bệnh là phải tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Vì lẽ đó, tác giả còn nhấn mạnh đến yếu tố an lành, vui sống trong đời sống tinh thần… Có thể nói tập sách Làm sạch mạch và máu gợi mở nhiều suy nghĩ lý thú và hữu ích cho người đọc.

Tag:Nishi Katsuzo,woocommerce

3. Cơ Thể Ta Đã Hai Triệu Năm - Giải Mã Các Căn Bệnh Thời Hiện Đại

Những người nguyên thủy vốn cầm dao và cung đi săn bắn. Để tăng hiệu quả săn bắn, huyết áp của họ tăng lên như một cách thích nghi sinh tồn. Thế nhưng, người hiện đại hầu như không phải chạy nhiều, họ không có lý do gì cần phải tăng huyết áp cả. Vậy tại sao huyết áp vẫn cứ tăng cao? Việc tăng huyết áp có phù hợp với sự sinh tồn của người hiện đại không? Hay chúng ta bị tăng huyết áp lên chẳng để làm gì cả?

Hiện nay, hầu hết chúng ta ăn đủ ba bữa một ngày, sống trong phòng kín, di chuyển bằng xe, mặc quần áo ấm. Thế nhưng, cơ thể chúng ta vẫn sử dụng những gien tương thích với lối sinh hoạt của con người từ thời nguyên thủy. Điều nay gây ra nhiều vấn đề lớn nhỏ.

Qua cuốn sách “Cơ thể ta đã hai triệu năm – Giải mã các căn bệnh thời hiện đại”, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và nhận biết những cơ chế thích nghi nguyên thủy của con người. Từ đó đưa ra những thay đổi trong chế độ ăn, thói quen sinh hoạt để điều chỉnh những cơ chế này cho phù hợp với đời sống hiện đại cũng như đem lại lợi ích sức khỏe tối đa.

Nhìn vào thực tế, chúng ta không thể chăm sóc sức khỏe đúng cách không phải vì thiếu thông tin, ngược lại, có nhiều trường hợp do có quá nhiều thông tin mà gây hại cho sức khỏe. Chúng ta bị loạn trước vô vàn kiến thức về sức khỏe trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ: bên cạnh thông tin cho rằng vitamin C liều cao có công dụng ngăn ngừa ung thư và cảm cúm, thì cũng có thông tin cho rằng bổ sung quá nhiều vitamin C có thể gây hại cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu về sức khỏe hiện vẫn đang mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên cũng thật khó để nhanh chóng đưa ra một góc nhìn khác với những kết quả nghiên cứu trong suốt nhiều năm của các chuyên gia. Vậy rốt cuộc, chúng ta nên nghe theo ai đây?

Có nhiều cách để quan sát cơ thể con người. Bất kể là quan sát theo Đông y, Tây y, Đông Tây y kết hợp hay dựa vào những phân tích khoa học chi tiết thì cũng đều mang đến nhiều góc nhìn khác nhau. Thực tế, việc rút ra những kết quả nghiên cứu đa dạng về sức khỏe với nhiều góc nhìn khác nhau như vậy là cần thiết.

Trong cuốn sách “Cơ thể ta đã hai triệu năm – Giải mã các căn bệnh thời hiện đại”, ngoài việc đưa ra nhiều góc nhìn về sức khỏe, tác giả còn xem xét vấn đề sức khỏe từ quan điểm rằng con người thay đổi, thích nghi, sống sót như thế nào là tùy theo hoàn cảnh. Với lập trường như vậy chúng ta sẽ vượt qua được cái nhìn phiến diện và có cái nhìn thực chất hơn về sức khỏe. Quan điểm này là đúng hay sai, quan điểm kia là đúng hay sai? Chúng ta sẽ không nói như vậy nữa. Thay vào đó là góc nhìn rộng mở về sức khỏe của nhiều người. Hơn nữa, qua góc nhìn như vậy, chắc chắn bạn có thể tự mình phán đoán được những thông tin đúng đắn về sức khỏe, trang bị cho bản thân khả năng tự quyết định.

Mục lục:

Mở đầu: tại sao chúng ta bị đau? 7

PHẦN MỘT: TẠI SAO CƠ THỂ CHÚNG TA ĐỘT NHIÊN SUY NHƯỢC

1. Hãy ngừng ngay việc đi săn 17

2. Phương pháp thoát khỏi chứng mệt mỏi mạn tính 25

3. Sống cùng vi khuẩn thì mới khỏe mạnh được 30

4. Cách hấp thu thức ăn làm tăng vi khuẩn đường ruột 34

5. Sạch quá thì dễ mắc bệnh 37

6. Viêm da dị ứng, tiếng chuông báo động từ cơ thể 41

7. Sống chung với các loại vi khuẩn 46

8. Tại sao chúng ta lại chán ăn khi bị đau? 49

9. Ăn ít và ngủ sớm thì sẽ không mắc bệnh ung thư 53

10. Tập thể thao khiến chúng ta già đi 57

11. Phơi nắng để nâng cao khả năng ghi nhớ 61

PHẦN HAI: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐÃ SỐNG HÀI HÒA NHƯ THẾ NÀO?

1. Vấn đề hiếm muộn tùy thuộc vào ý chí quyết tâm 69

2. Mang thai là sự cạnh tranh sinh tồn quyết liệt giữa người mẹ và bào thai 72

3. Tại sao con người phải duy trì thân nhiệt ở một mức nhất định 79

4. Người có thân nhiệt thấp nhạy cảm với sự oi nóng 83

5. Trẻ bị sốt cũng không cần uống thuốc hạ sốt 87

6. Con người phải sốt để sống 90

7. Ba biện pháp chống chọi với mùa đông giá rét 95

8. Tại sao bệnh tiểu đường lại nặng hơn vào mùa đông? 98

PHẦN BA: ĂN CÁI GÌ VÀ ĂN NHƯ THẾ NÀO

1. Vấn đề của ý thức hay vấn đề của thể chất 105

2. Sự thèm ăn của bạn đang bị vi khuẩn điều khiển 113

3. Viêm nhiễm dẫn đến béo phì 117

4. Bật công tắc gien cảnh báo béo phì 122

5. Vẫn tăng cân dù giảm thành phần dinh dưỡng 126

6. Carbohydrate là quà tặng hay thảm hoạ đối với con người? 132

7. Có phải ăn chay lúc nào cũng đúng? 136

8. Những người chết vì ăn súp lơ 140

9. Tại sao trẻ nhỏ lại ghét ăn rau? 144

PHẦN BỐN: THAY ĐỔI CÔNG TẮC GIEN THEO Ý MUỐN

1. Cơ thể chúng ta có công tắc gien di truyền (1) 151

2. Cơ thể chúng ta có công tắc gien di truyền (2) 155

3. Điều gì gây ra căng thẳng? 159

4. Sống sót giữa bầy đàn 163

5. Ai cũng sống vì bản thân 167

6. Điều chúng ta cần chính là sự táo bạo 171

7. Gien lo lắng là cần thiết đối với sự sinh tồn của chúng ta 174

8. Cách bật và tắt công tắc gien di truyền 177

9. Tuổi thơ yên bình làm nên con người mạnh mẽ 184

10. Chúng ta có thể khỏe lên chỉ bằng suy nghĩ tích cực 188

11. Ngày mai thế giới có bị diệt vong thì hôm nay tôi vẫn cứ vui sướng tận hưởng cuộc sống 191

12. Không có ngày mai, tôi chỉ sống cho ngày hôm nay thôi 196

13. Không có phương pháp chăm sóc sức khỏe nào là tốt tuyệt đối

Trích đoạn sách:

(1) Tại những vùng càng gần với Bắc cực hoặc Nam cực, nhiệt độ càng giảm. Khi đó, cơ thể chúng ta, đặc biệt là phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không tìm cách thích nghi để bảo vệ phổi trước cái lạnh giá buốt của mùa đông, những con người nơi đây không thể nào sống sót được. Họ thích nghi bằng cách sưởi ấm không khí bên ngoài trước khi không khí đó vào phổi, nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương của các tế bào phổi. Muốn vậy, họ phải kéo dài đường đi của không khí để làm ấm luồng không khí đó. Lỗ mũi của họ nhỏ và cao. Và mũi càng dài thì càng dễ làm ấm không khí. Chính vì vậy, người dân ở phía bắc châu Âu có mũi cao và dài. Ngược lại, ở khu vực Đông Nam Á, nơi thời tiết nóng nực, người dân không cần phải làm ấm không khí trước khi hít vào phổi. Vì vậy, lỗ mũi của họ to và rộng, khoang mũi cũng ngắn hơn. Nói cách khác, cơ thể mỗi người có thể tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh sống. Điều này đã được chứng minh từ lâu.

(2) Ngày nay, trẻ em bị mắc những chứng bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng. Đó là những triệu chứng của rối loạn hệ miễn dịch do môi trường sống quá sạch. Trẻ không có cơ hội được tiếp xúc với vi khuẩn nên hệ miễn dịch bị yếu đi.

(3) Cách để vượt qua bệnh tật không phải là lúc nào cũng chiến đấu và đánh đuổi vi khuẩn. Đối với loài người chúng ta, cách có lợi là tìm ra điểm tiếp cận các loại vi khuẩn đó, bởi những kẻ thù cùng đường, bị chặn đường lui là những kẻ thù đáng sợ nhất.

(4) Khi chúng ta đói bụng, cơ thể thúc đẩy tiết ra chất sirtuin, ngăn ngừa lão hóa. Ngược lại, khi chúng ta cung cấp cho cơ thể quá nhiều dinh dưỡng thì sẽ thúc đẩy đồng hồ sinh học chạy nhanh hơn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Đặc biệt, khi hấp thu những thực phẩm giàu dinh dưỡng, gien đồng hồ sinh học của con người bị bật lên và cá thể đó sẽ bị lão hóa nhanh chóng. Thay vì đổ lỗi cho gien, những người lo lắng về lão hóa hãy thay đổi thói quen sinh hoạt của bản thân để điều chỉnh gien. Hãy tìm hiểu kỹ hơn những nhân tố như môi trường, thức ăn và thói quen sinh hoạt.

(5) Tôi không rõ bạn có cần một cuộc sống chậm lại và nhẹ nhàng hơn hay không. Theo tôi, bạn cũng nên dành thời gian để nhìn lại, đừng quá mải miết chạy. Chỉ nhìn về phía trước và lao đi như vậy có phải là một nhân sinh quan đúng đắn không? Sống bận rộn, miệt mài có phải là một lối sống tốt trong xã hội hiện nay không? Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì có lẽ chúng ta cần phải lo lắng đến những vấn đề sẽ xảy ra với gien di truyền của mình. Hiếm muộn cũng nằm trong chuỗi vấn đề này.

(6) Khi thân nhiệt giảm 1 độ C, khả năng miễn dịch giảm xuống khoảng 30%. Ngược lại, khi thân nhiệt tăng 1 độ C, khả năng miễn dịch của cơ thể tăng lên năm lần. Thân nhiệt phải

tăng cao lên thì cơ thể mới sản sinh ra những kháng thể có thể chiến đấu với kẻ thù xâm nhập từ bên ngoài như các độc tính, vi-rút, vi khuẩn. Ở một mức độ nào đó, hiện tượng sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình đấu tranh với kẻ địch.

(7) Bệnh béo phì ở trẻ nhỏ là vấn đề nghiêm trọng do số lượng tế bào mỡ được quyết định trước tuổi trưởng thành. Một khi số lượng tế bào mỡ đã được sản sinh ra thì cả đời số lượng tế bào mỡ này cũng không thay đổi. Chỉ có sự thay đổi duy nhất đó là tùy thuộc vào lượng calo mà kích thước của tế bào mỡ to hay nhỏ. Nếu trẻ nhỏ bị hấp thu quá nhiều calo thì sẽ để lại những vấn đề về sức khỏe suốt đời không thể thay đổi được. Đây là lý do mà chúng ta cần phải tuyệt đối cấm trẻ nhỏ ăn thức ăn có lượng calo cao nhằm tránh kích hoạt gien làm tăng số lượng tế bào mỡ.

(8) Phạm vi lựa chọn thức ăn của trẻ nhỏ khá hẹp là bởi các loại vi khuẩn đường ruột của chúng chưa đa dạng. Trẻ nhỏ khó tiêu hóa các loại rau có nhiều chất xơ và cứ thế bài tiết ra.

Khi trong cơ thể không có nhiều vi khuẩn đường ruột, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn những món lạ. Vì thế, trẻ sẽ từ chối những thức ăn khiến chúng cảm thấy khó tiêu. Hiện tượng kén ăn ở trẻ nhỏ là chuyện đương nhiên!

(9) Nếu người mẹ đang mang thai mà ăn đồ nhiều dầu mỡ và ít chất dinh dưỡng thì sẽ làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bào thai. Dù có lượng calo cao nhưng thiếu chất dinh dưỡng nên bào thai nhận thức được việc xuất hiện trên thế gian này là vô cùng khó khăn. Khi đó, công tắc gien tiết kiệm của bào thai trở nên lớn mạnh. Vì thế mà khi đưa thức ăn vào bụng, bào thai sẽ tích lũy năng lượng. Người ta cũng cho biết rằng những bé như thế khi sinh ra sẽ ăn nhiều thức ăn hết mức có thể để tích lũy năng lượng. Vì chúng nhận thức được mình vẫn đói nên sẽ tiếp tục ăn và tích lũy, thành ra khả năng chúng bị béo phì là rất cao.

(10) Đối với con người, hành động chia sẻ thức ăn có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Con người vừa chia sẻ thức ăn với nhau vừa xóa bỏ đi vũ khí của mỗi cá thể. Khác với những loài động vật khác rơi vào trạng thái chiến đấu, bằng cách chia sẻ thức ăn, con người đã truyền cho nhau thông điệp rằng giữa họ không có cuộc chiến vì thức ăn. Hành vi chia sẻ thức ăn cho nhau của con người là một hành động nhằm chấm dứt chiến tranh. Nó xóa bỏ triệt để những căng thẳng mà chúng ta đã có từ trước. Cuối cùng, nó giúp tắt đi gien chiến đấu. Vì vậy, việc chúng ta dành một bữa ăn mỗi ngày cùng gia đình là vô cùng quan trọng. Khi cả gia đình cùng dùng bữa với nhau như vậy, điều đó sẽ mang đến cho mỗi thành viên cảm giác yên bình trong tâm hồn.

(11) Nhà khoa học này đã phân tích, nghiên cứu về trạng thái của gien di truyền trước khi chúng ta rèn luyện suy nghĩ tích cực và sau khi chúng ta rèn luyện suy nghĩ tích cực. Kết quả là có mười loại gien thông thường ít hoạt động đã hoạt động tích cực hơn. Ngược lại, có năm loại gien đã bị chậm lại, hoạt động ít hơn. Điều này là minh chứng rõ ràng cho giả thuyết rằng thông qua sự luyện tập đơn giản mỗi ngày bằng suy nghĩ tích cực và luôn mỉm cười, chúng ta có thể trực tiếp điều khiển được công tắc gien di truyền.

Rút Gọn

Tag:Yongchul Kwon

SẢN PHẨM CÙNG PHÂN KHÚC GIÁ

SẢN PHẨM ĐÃ XEM