Combo ( Sự Thông Minh Trong Hài Hước + Năng Lực Truyền Đạt + Tuổi Trẻ Vừa Đi Vừa Học + Xé Vài Trang Thanh Xuân, Đổi Lấy Một Bản Thân Nỗ Lực )

Thương hiệu: iShite Mã sản phẩm: Đang cập nhật
¥4,250 ¥8,500
-50%
(Tiết kiệm: ¥4,250)

Combo ( Sự Thông Minh Trong Hài Hước + Năng Lực Truyền Đạt + Tuổi Trẻ Vừa Đi Vừa Học + Xé Vài Trang Thanh Xuân, Đổi Lấy Một Bản Thân Nỗ Lực ) ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

  • Mua trực tiếp tại cửa hàng iShite Book Tokyo
  • Đặt sách online toàn Nhật Bản 2-4 ngày
  • Xem Tarot Online - Offline
  • Đơn sách trên 20000yen được xem Tarot miễn phí 30 phút

NHẬP MÃ: ISJ300

Bạn sẽ được giảm 300Yen cho đơn hàng từ 8000
Điều kiện
- Giá trị đơn hàng tối thiểu ¥8000.
- Mỗi khách hàng được sử dụng tối đa 1 lần.

NHẬP MÃ: ISJ500

Bạn sẽ được giảm 500yen cho đơn hàng từ ¥10000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥10.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.

NHẬP MÃ: ISJ1000

Bạn sẽ được giảm 1000yen cho đơn hàng từ ¥18.000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥18.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.
  • Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
    Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
  • Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
    Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
  • Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
    Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
Phương thức thanh toán

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

1. Sự Thông Minh Trong Hài Hước

Sự thông minh trong hài hước: Nói tinh tế, dễ vào tim

“Hài hước là một nghệ thuật sống và là biểu hiện của trí tuệ.” Những người hài hước luôn biết cách phá vỡ các quy tắc thông thường, giải quyết vấn đề một cách bất ngờ và nhờ đó mà tháo gỡ được mọi hiểu lầm hoặc mẫu thuẫn.

Cuốn sách Sự Thông Minh Trong Hài Hước kết hợp giữa lý thuyết và các ví dụ, giúp bạn đọc dễ dàng hiểu được làm thế nào để cuộc sống trở nên thú vị hơn, làm thế nào để tạo thêm nhiều hứng thú cho cuộc sống. Bizbooks tin rằng sau khi đọc xong cuốn sách, mỗi độc giả đều có thể trở thành một người thú vị hơn về mặt ngôn ngữ, cuộc sống lẫn tinh thần. Hãy để niềm vui được kết nối chặt chẽ với cuộc sống của bạn, hãy để bản thân và mọi người xung quanh cùng cảm thấy hạnh phúc!

Xung quanh ta ẩn chứa biết bao điều thú vị, quan trọng là bạn có phát hiện ra và để chúng hoà vào cuộc sống hay không. Qua 10 chương của cuốn sách, bạn sẽ dần thấy cuộc sống của mình ngập tràn hương sắc. 

Chương 1: Sự hóm hỉnh sẽ giúp bạn trở thành người được yêu quý nhất trong văn phòng

Chương 2: Trong đàm phán, nói chuyện có duyên sẽ khiến đối phương trở thành người phe mình

Chương 3: Sống càng vui vẻ, cuộc đời càng rực rỡ

Chương 4: Hãy tận dụng khiếu hài hước cùng những câu nói thú vị để ngôn từ trở nên lôi cuốn

Chương 5: Để lại ấn tượng khó quên ngay lần đầu gặp mặt

Chương 6: Hãy biến niềm vui trở thành vũ khí phản công của bạn

Chương 7: Hãy thêm chút gia vị để bài phát biểu trở nên thú vị và sinh động hơn

Chương 8: câu nói nào cũng dí dỏm, bạn chính là nhà lãnh đạo có sức hấp dẫn nhất

Chương 9: Thể hiện tình yêu bằng ngôn từ hóm hỉnh, thế giới của những người yêu nhau sẽ rực rỡ muôn màu

Chương 10: Vùng cấm của sự hài hước: Hóm hỉnh không có nghĩa là chuyện gì cũng đùa được

Bạn biết không? Một trí óc khôi hài còn giúp mọi người nâng cao kỹ năng giao tiếp, khiến các mối quan hệ xã hội trở nên hài hoà hơn. Thế nhưng, điều quan trọng hơn cả chính là khiếu hài hước giúp con người tràn đầy tư duy sáng tạo và từng giờ từng phút, chúng ta tìm kiém niềm vui từ trong phiền muộn, sự hài hoà từ trong xung đột.

Cuộc sống đôi khi vất vả, nhưng những người lạc quan vui vẻ luôn biết cách tìm kiếm niềm vui trong khó khăn, họ coi sự khôi hài như một chất xúc tác, khích lệ bản thân khắc phục khó khăn và vượt qua gian truân. Niềm vui phong phú giúp con người ta cảm thấy thư thái. Tiếng cười chứa đựng sức mạnh khiến ta vui vẻ, các dây thần kinh trong não bộ được thả lỏng, trái tim được thư giãn. Vì vậy, đối với những người ở trong môi trường làm việc và cuộc sống căng thẳng lâu ngày, niềm vui chính là liều thuốc hữu hiệu để tinh thần được thư thái hơn.

Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, sự hài hước không những có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái mà còn làm tăng thêm cảm giác hạnh phúc và sự lạc quan nơi họ. Nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud đã coi hài hước là một phương pháp hữu hiệu giúp tinh thần được thăng hoa, đồng thời ra sức khuyến khích mọi người nên học cách trút bỏ những muộn phiền trong cuộc sống bằng khiếu hài hước.

Cho dù bạn đang làm công việc gì, giữ chức vụ nào thì sức mạnh của sự hài hước luôn có thể giúp bạn một tay, khiến cuộc sống lẫn sự nghiệp của bạn trở nên hanh thông hơn, đồng thời làm cho các mối quan hệ xã hội của bạn được mở rộng. Hài hước sẽ đóng một vài trò to lớn khi bạn muốn xuất hiện trước mọi người với hình ảnh tích cực, lạc quan, cũng như khi bạn muốn nhận được sự yêu mến và tin tưởng của mọi người!

2.  Năng Lực Truyền Đạt


Ikegami Akira là một nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Nhật Bản. Ông dẫn nhiều chương trình , nhưng gắn bó lâu nhất (11 năm) với chương trình: “Tin tức hàng tuần dành cho trẻ em” là chương trình truyền hình tổng hợp của đài NHK có mục đích giải thích các tin tức hàng ngày sao cho chúng thật dễ hiểu đối với trẻ em. Chương trình này bắt đầu từ năm 1994 và hiện nay vẫn được phát sóng trực tiếp vào thứ bảy hằng tuần. Khi dẫn trương trình này ông mới nhận ra năng lực truyền đạt của mình còn hạn chế. Bởi NHK sẽ dùng bản thảo những tin tức phát đi dành cho người lớn để viết lại cho trẻ em. Trước khi phát sóng, người ta sẽ đọc cho các em nghe. Nếu như các em nói là “không hiểu” thì tin tức sẽ được viết lại cho đến khi các em hiểu.  Đến lúc này, Ikegami Akira nhận ra điều mà người lớn hiểu và coi là “thường thức” thì với trẻ em lại không hiểu. Làm thế nào để truyền đạt thật dễ hiểu tới trẻ em những sự kiện, sự cố đang xảy ra trong xã hội? Đấy là công việc không dễ dàng chút nào nếu không muốn nói là vất vả. Từ đó ông không ngừng học hỏi và nghi chép lại cách thức để diễn đạt làm sao để thuyết phục được nhiều đối tượng khác nhau.

Ông xuất bản rất nhiều đầu sách bán chạy tại Nhật. Năng lực truyền đạt là cuốn sách bán chạy liên tục từ khi phát hành từ năm 2007 đến nay và đã bán được 2 triệu bản tại Nhật Bản.

Năng lực giao tiếp đang trở thành vấn đề đặt ra đối với con người hiện đại. Mặt khác, trao đổi thương mại, hội nghị, các buổi gặp gỡ, thuyết trình, viết các bản kế hoạch, báo cáo, đàm phán bằng điện thoại, liên lạc bằng email, fax, thư… những cơ hội truyền đạt đến người khác, giao tiếp với người khác đang tăng lên. Vì vậy, năng lực truyền đạt của mỗi người có ảnh hưởng tới sự thành công của mỗi cá nhân là điều đã trở nên phổ biến.

“Truyền đạt” trong cuốn sách này bao gồm cả “nói” và “viết”.

Lắng “nghe” cũng là một bộ phận của “truyền đạt”. Bởi vì việc gật gù tán thưởng, trả lời, nhìn vào mắt người nói hay trái lại là né tránh ánh mắt ấy cũng là các hành vi “truyền đạt” đến người đối diện điều gì đó. Khi tư duy như vậy, hành vi “nói”, “viết”, “nghe” chính là “giao tiếp

Có thể nói “năng lực truyền đạt” đã trở thành năng lực bắt buộc đối với người hiện đại nhất là những người làm kinh tế.

Cuốn sách này viết về cách thức nâng cao “năng lực truyền đạt” tập trung vào những người làm kinh tế (doanh nhân).

Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương 1. Nuôi dưỡng “năng lực truyền đạt”

Có thể giải thích “Ngân hàng Nhật Bản” là gì không?

Để giải thích vấn đề một cách dễ hiểu cần hiểu nó một cách sâu sắc

Sách giáo khoa rất khó hiểu

Trước tiền là “biết chuyện bản thân mình không biết”

Nếu không khiêm tốn sẽ không thể nhìn ra bản chất của sự vật, sự việc

Năng lực lựa chọn thông tin

Những người tự tôn quá sẽ không trưởng thành

Hỏi chỉ xấu hổ nhất thời, không hỏi thì xấu hổ cả đời

Để trở thành “người biết lắng nghe”

Bí quyết để được công chúng yêu mến của Irohara (nhóm nhạc V6) và Kokubun (nhóm nhạc TOKIO)

 Không nên chỉ nói về bản thân

 Khi thuyết trình hãy quan sát và chú ý đến biểu cảm của người đối diện

Chương 2. Lôi cuốn người đối diện

Năng lực “nắm bắt” được học hỏi từ điện ảnh và các bài báo dài kì

“Cựu tổng thống kế nghiệm của Gore”

 Kinh tế hồi phục là nhờ vào nội các Koizumi?

Nếu có 10 giây thì có thể nói tương đối nhiều chuyện

“Phá bỏ khuôn mẫu” chính vì đã có khuôn mẫu

Cân nhắc điều gì nên nói và điều gì không

Khi nói hãy luôn giao tiếp bằng mắt với từng người trong cuộc họp

Chương 3. Giao tiếp một cách trôi chảy

Quản trị rủi ro của “Bakusho Mondai”

Trong lời nói đó có “cảm xúc” không?

Lý do những lời nói cay độc của Ayanokoji và Dokumamushi được tiếp nhận

Những điểm có vấn đề trong “phát ngôn của Murakami Yoshiaki”

Có người thành công được yêu mến, có người thành công bị căm ghét

Lời nói xấu nên dừng ở mức độ có thể nói trước mặt

Khi trách mắng thì “một đối một” là nguyên tắc cơ bản

Khi khen nên khen “trước mặt mọi người”

Bằng việc “lắng nghe” cũng có thể “truyền đạt” được

“Yêu” ,“ghét” không cần lý do thực tế vẫn tồn tại.

Lời xin lỗi sẽ là cách quản lý rủi ro đầy khôn ngoan

Điều quan trọng khi nói lời phàn nàn

Để nói “lời phàn nàn mang lại kết quả”.

Phương pháp ứng phó với điện thoại phàn nàn

Chương 4. Viết các văn bản thương mại

Nắm được các khuôn mẫu

Chép lại các văn bản ưu tú

Tìm kiếm các “yếu tố” trong điều tra thực địa

Phương pháp diễn dịch hay quy nạp?

“Phương pháp diễn dịch linh hoạt”

Coi trọng “ngũ quan”

Vấn đề là “văn bản không có nội dung”

Chương 5. Nâng cao năng lực viết văn

Nuôi dưỡng “thêm một bản thân khác”

In ra và đọc lại

Cần để cách quãng thời gian rồi mới xem lại và sửa chữa

Đọc thành tiếng

Nhờ cấp trên, các bậc đàn anh đọc

Vừa nói với người khác vừa điều chỉnh nội dung viết

Viết blog

Tóm tắt bài báo trên báo chí

Chương 6. Truyền tải dễ hiểu

Lạm dụng các từ “katakana”

Không dùng thuật ngữ katakana với người ngoài công ty

Viết, nói “thật đơn giản những chuyện khó”

Đứng trên lập trường của đối phương để truyền đạt

Sơ đồ, đồ thị xét cho cùng chỉ là phương tiện

Chương 7. Không sử dụng các từ ngữ, cấu trúc này

“Thế rồi thì”, “Sau đó”

Liên từ thuận“ga”

“Tokoro de” (nhân tiện đây) và “sate” (sau đây)

Izurenishitemo (Cho dù là cái nào/cho dù thế nào)

“Biểu tượng cảm xúc” Emoji

Chương 8. Đưa vào đầu vào chất lượng cao

Để có đầu ra (output) thì phải có đầu vào (input)

Đọc tiểu thuyết

Con người và sự mở rộng vốn từ ngữ

Học hỏi từ Rakugo

Quản lý thời gian biểu có ảnh hưởng quan trọng tới công việc

Quản lý thời gian biểu cả công và tư trong cùng một cuốn sổ

Vào đầu năm nên đặt ra dự định khái quát cho cả năm

Khi có ý nghĩ phải ngay lập tức ghi lại

Lời bạt

................

                             Một số đoạn trích

24. (5) Có người thành công được yêu mến, có người thành công bị căm ghét

Ở Nhật có một thứ tội gọi là “Tội ghét cái thái độ”.

Cái này không hề vi phạm pháp luật nhưng nó tạo ra cảm giác, bầu không khí “có cái gì đó thật khó chịu” ở nhiều người.

Khi Murakami nói “Tôi đã thu được không biết bao nhiêu…” anh ta đã phạm vào “Tội ghét cái thái độ”. Hơn nữa còn là tội “cố đấm ăn xôi”[1]. Có nghĩa là “cố đấm ăn xôi thật là đáng ghét”.

Đây không phải là chuyện logic mà đây là cảm xúc của người dân.

Ví dụ như cho dù không vi phạm pháp luật đi nữa nhưng những người, hành vi bị nghĩ là có vấn đề cũng sẽ vẫn bị chỉ trích.

Xu hướng như thế luôn hiện diện ở Nhật Bản.

Để không bị truy cứu tội “ghét cái thái độ” thì Murakami phải làm gì?

Hay đúng hơn là làm thế nào để giành được nhiều cảm tình hơn nữa và kế thừa được dòng chảy trước đó khi cảm tình đang lên?

Ví dụ như tôi nghĩ nếu là lời nói sau thì sẽ tốt hơn.

“Tôi là người làm công việc giữ và làm gia tăng số tiền quý báu của mọi người. Trong quá trình đó tôi tiến hành đầu tư một cách có ý nghĩa và qua đó giúp cho nền kinh tế Nhật Bản tốt hơn. Tôi đã tự hào là bằng việc sử dụng tốt nguồn vốn đã góp phần nhỏ bé vào việc vực dậy công ty đã mất đi sinh khí và mong muốn từ giờ trở đi vẫn tiếp tục làm như thế”.

Trước tiên là nói để làm cho người khác hiểu về giá trị tồn tại về mặt xã hội của công ty mình.

Sau đó thì có thể nói:

“Đối với chuyện đụng chạm tới pháp luật đã xảy ra tôi chân thành nhận và đón nhận và phản tỉnh. Tôi sẽ không để xảy ra chuyện đó một lần nữa. Ngoài ra, tôi sẽ chịu trách nhiệm với tư cách là người điều hành và từ chức chủ tịch quỹ”.

Nếu như thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân sau khi đã công nhận lỗi lầm của bản thân thì các nhà báo sẽ khó có thể dồn ép.

Nếu như là Mĩ thì Murakami sẽ không cần phải có thái độ như thế. Bởi vì ở Mĩ “Người kiếm được nhiều tiền là người giỏi”.

Đấy là xã hội mà nếu như “kiếm được thật nhiều tiền” thì người ta sẽ vỗ tay rào rào tán thưởng.

Tuy nhiên, Nhật Bản thì khác. Nếu như có người kiếm được nhiều tiền thì đa số người Nhật sẽ có hai kiểu phản ứng.

Một kiểu là “thật là ghen tị”.

Điều này ở ý nghĩa nào đó là lành mạnh vì bối cảnh phía sau của nó là bản thân người đó cũng muốn trở nên giàu có và nó cũng có liên quan đến tư thế “mình sẽ cố gắng”.

Vấn đề nằm ở cách phản ứng thứ hai. Đó là “Quá bất công”

“Quái lạ, thằng cha ấy thế mà cứ kiếm suốt, gặt suốt vậy. Quá bất công”

Người ta nghĩ như thế và có ý định hất cẳng người kia.

Đây có thể nói là sự đố kị.

Đây chắc chắn không phải là sự ứng xử hay. Tôi rất ghét thái độ này nhưng đấy là cảm giác mà ít nhiều có ở người Nhật.

Ở xã hội còn có mặt nào đó là “xã hội đố kị” như Nhật Bản thì cho dù mọi thứ có trôi chảy thế nào đi nữa, việc thận trọng không lớn tiếng nói về điều đó sẽ là một sự khôn ngoan.

Tương tự, có những người cho dù có thành tựu ưu tú, sự nghiệp thành công nhưng lại bị xa lánh không như những người được yêu quý.

Tôi cho rằng sự khác biệt này là nằm ở sự có hay không có sự khiêm tốn hay sự tồn tại khác biệt về trình độ.

Những người được yêu mến cho dù có được thành quả từ nỗ lực phi thường đi nữa thì cũng vẫn là những người có tư thế, thái độ khiêm tốn kiểu “Nhờ ơn mọi người mà tôi có được ngày nay”.

Trái lại, những người bị xa lánh là những người biểu hiện thái độ kiểu “Tôi có ngày nay là nhờ tài năng của mình. Thế nào, có thấy tôi tuyệt vời không?”.

Con người là động vật có tính xã hội. Đằng sau sự thành công chắc chắn có sự hợp tác của nhiều người. Một khi còn là thành viên của xã hội thì tinh thần “nhờ ơn mọi người” là cần thiết.


[1] Tác giả dùng thành ngữ “Tay ướt bốc kê” có nghĩa chỉ sự tham lam quá mức khi muốn có thật nhiều lợi ích về tay mình bất chấp thủ đoạn-ND.

Tag:Ikegami Akira

3. Tuổi Trẻ Vừa Đi Vừa Học

TUỔI TRẺ VỪA ĐI VỪA HỌC

Tuổi trẻ vừa đi vừa học - từ đam mê đến hiện thực

Người ta chỉ có thể trở thành một người khác khi có đủ can đảm để đâm thẳng vào nỗi sợ của chính mình.

Có thể nói hành trình của tác giả Nguyệt Anh là một cuộc chạy đúng hơn là “đi”, chạy thẳng vào nỗi sợ, chạy thẳng vào cuộc sống và thực tế, bỏ qua những chấp niệm thiếu định hướng và những bao đàm tiếu từ thế giới khắc nghiệt xung quanh.

Tuổi trẻ vừa đi vừa học” được lấy cảm hứng từ những câu chuyện của tác giả Nguyệt Anh - tác giả blog Moon in Loonie Land. Câu chuyện là hành trình 10 năm xuyên suốt từ 17 tuổi đến những năm tháng tuổi 20.

Cuốn sách mở ra khi cánh cửa hy vọng đầu đời từng đổ sập trước mặt tác giả - một cô gái học giỏi trường chuyên, trượt đại học. Và từ đó cô tạm gác lại đam mê để theo đuổi một ngành độc lạ, dấy lên sự nghi ngờ của mọi người xung quanh ở một ngôi trường đại học “top dưới”. Từng là một cô gái đọc một trang sách tiếng Anh chuyên ngành mà phải tra tới 80% từ vựng. Vậy sức mạnh nào ngoài đam mê đã dẫn lối tác giả thành một con người “đa di năng” dưới cương vị một thạc sĩ từ một trường đại học Top 50 tốt nhất thế giới với bằng luận văn nhận được cấp danh dự và cuối cùng hiện tại là trở một chuyên viên phân tích hệ thống thông tin địa lý ở Canada?

Cuốn sách chỉ cho ta thấy ranh giới giữa đam mê và sự cố chấp, giữa ước mơ và hiện thực, và quan trọng nhất là bài học về sự nỗ lực được đặt đúng nơi và buông bỏ đúng lúc.

“Tuổi Trẻ Vừa Đi Vừa Học” ngập trong sắc màu tuyết trắng ở Canada cùng với những chuyến đi thực tế vất vả với điều kiện khắc nghiệt, và cả những rất nhiều vùng đất trên thế giới mà tác giả đã từng đi qua với những người bạn qua từng hành trình đắt giá. Cuốn sách còn dành hẳn một chương lớn để nói về hành trình học viết - kỹ năng đắc lực nhất trên con đường theo đuổi văn học hay nghiên cứu,... và học làm quen với kỹ năng làm việc với số liệu - dưới góc nhìn từ của tác giả là một người sợ toán.

Tác giả muốn nhắn gửi qua Tuổi Trẻ Vừa Đi Vừa Học rằng đừng gục ngã khi cánh cửa bạn đã chạy đến bao lâu nay đóng sập trước mắt, rằng cuộc sống còn vô vàn những cánh cửa  mà chỉ khi bạn cho phép đôi chân bạn đi nhiều hơn, mới có thể mở ra những vùng đất của hoài bão và ý chí.

Tag:Nguyễn Nguyệt Anh

4. Xé Vài Trang Thanh Xuân, Đổi Lấy Một Bản Thân Nỗ Lực

"Cuộc đời con người giống như một cuốn sách!
Ai cũng có một vài trang muốn xé đi trong đời"

Bạn có biết làm sao để cảm nhận rằng mình đang trưởng thành hay không? Đó chính là hai khoảnh khắc khi nhắm mắt và mở mắt mỗi ngày của chúng ta đấy. Với từng ngày trôi qua trong cuộc đời mà chúng ta đang sống, không chỉ cần phải cố gắng bước về phía trước, mà còn phải học được cách tìm kiếm niềm hạnh phúc cho chính mình. Tuổi trẻ này chính là nguồn vốn tốt nhất của bạn. Cho dù chỉ còn một tia hy vọng, bạn cũng phải nỗ lực để thay đổi bởi trên thế giới này, ngoại trừ chính bản thân mình ra, không một ai có thể giúp bạn. Có người cười nhạo bạn, có người gây trở ngại cho cuộc sống của bạn, nhưng tất cả đều không hề quan trọng bằng việc bạn có đủ dũng khí, đủ nỗ lực để vươn tới ngày mai rạng rỡ. Bởi vậy cô gái à, nếu bạn chân thành và nỗ lực, ắt sẽ có vì sao sáng soi rọi con đường phía trước cho mình.

Những câu chuyện có thật ngoài đời thực cùng với giọng văn sắc sảo nhưng cũng không kém phần hài hước và ấm áp của Văn Cát Nhi, cuốn sách “Xé vài trang thanh xuân, đổi lấy một bản thân nỗ lực” sẽ giúp những người trẻ đang hoang mang, mơ hồ nhìn ra chân lý của cuộc sống mà vẫn tin yêu cuộc đời, đồng thời truyền cảm hứng để người trẻ trưởng thành hơn thông qua thông điệp: “Dù cuộc đời có cả ngàn lý do khiến bạn khóc thì bạn cũng phải viện ra cả vạn lý do để cười.”

Những trích dẫn hay trong cuốn sách Xé vài trang thanh xuân, đổi lấy một bản thân nỗ lực

1. Có rất nhiều người thích hoài niệm những chuyện thanh xuân xưa cũ của mình, lúc đó, lòng ta chưa từng trống trải, chứ đâu như bây giờ, khi không lại cứ cảm thấy năm tháng vô vị chẳng có gì hay ho cả. Khi xưa, chúng ta chẳng bao giờ thích mặc chiếc áo đồng phục trường xấu xí, người mà ta thích lại ngồi ở dãy bên kia lớp học, xa ơi là xa. Đến khi trưởng thành rồi mới nhận ra, tấm áo khi xưa rực rỡ, chói mắt nhường nào, chỉ cần được nhìn thấy người mình thích thì có xa cách bao nhiêu cũng sẽ như gần ngay bên cạnh vậy.

2. Có người nói rằng: “Tôi chẳng muốn là kẻ xuất sắc hơn người làm gì, mệt mỏi lắm. Tôi chỉ muốn sống những ngày tháng nhàn nhã, bình thản, ngày ngày chơi với mèo, trồng cây cỏ.” Thử hỏi quanh bạn xem, có ai mà lại không muốn được như thế? Những người ngày ngày chen chúc trên quãng đường đi làm, có lẽ quá nửa đương mong mỏi được tua nhanh đến quãng đời nghỉ hưu nhàn nhã. Thế nhưng, chi phí để cung ứng cho quãng đời thảnh thơi này từ đâu mà ra cơ chứ? Bởi vậy, đương cái tuổi cần phải cố gắng phấn đấu thì đừng lựa chọn hưởng thụ, an nhàn.

3. Tôi chẳng thích phải bước trên con đường mờ tối âm u, muốn có ánh sáng chiếu rọi thì hãy cứ tự mình tỏa sáng. Đôi khi, tính khí tôi sẽ hơi thất thường, lời an ủi hiệu quả nhất mà tôi từng nghe là: “Cậu chỉ mới xuống dốc được hôm nay thôi, có người còn tụt dốc cả đời kia kìa!” Tuổi càng lớn thì càng từng trải, cũng là phải đối diện với đủ loại khủng hoảng tâm lý khác nhau. Thế nhưng, còn có thể làm gì được đây? Đời này làm người, đến thì cũng đã đến rồi, học được cách dung hòa với vận mệnh mới là quan trọng nhất.

"Xé vài trang thanh xuân, đổi lấy một bản thân nỗ lực" thực sự là cuốn sách truyền động lực đáng để chúng ta nghiền ngẫm.

 

Tag:Văn Cát Nhi

SẢN PHẨM CÙNG PHÂN KHÚC GIÁ

SẢN PHẨM ĐÃ XEM